Cách chọn sóng giấy trong sản xuất thùng carton 2024

Khái niệm về độ bền của thùng carton

Độ bền của thùng carton, hộp carton là phương thức đánh giá chất lượng dùng để kiểm tra lực kéo của sản phẩm nhằm đảm bảo cho loại bao bì này đảm bảo các tiêu chuẩn về độ bền, đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện sử dụng.

Thông thường, các tiêu chuẩn về độ bền của bao bì, thùng carton được xác định thông qua các yếu tố như: độ bền kéo, độ chịu bục, độ chịu xé, độ bền xếp và độ bền bề mặt. Tùy vào nhu cầu sử dụng và mỗi doanh nghiệp sản xuất, những yếu tố này có một thang đánh giá riêng.

Tuy nhiên, để đảm bảo được chất lượng và quy chuẩn của bao bì carton, những yếu tố để xác định độ bền của thùng carton cũng được đảm bảo ở mức độ nhất định.

sử dụng giấy tổ ong chi phí thấp
sử dụng giấy tổ ong chi phí thấp

Các loại sóng giấy trong sản xuất thùng carton?

Bạn có thấy rằng các thùng carton không được tạo nên từ những tấm giấy đặc mà là những tấm giấy có khoảng trống bởi các lớp sóng. Vì sao như vậy?

Thay vì chỉ ép những tờ giấy phẳng với nhau thì việc xen kẽ những tấm giấy tạo thành nếp sóng sẽ tạo thành một khối cứng, bền chắc, khả năng chịu lực cao hơn và hiệu quả hơn.

Các loại sóng để sản xuất thùng carton có thể được chia thành các loại dưới đây:

  • Sóng A: Độ cao sóng giấy 4.7 mm – giấy tấm sử dụng sóng A chịu được lực phân tán tốt trên toàn bề mặt tấm giấy.
  • Sóng B: Độ cao sóng giấy 2.5 mm – giấy tấm sử dụng sóng B chịu được lực xuyên thủng cao.
  • Sóng C: Độ cao từ 3.5 – 4.5mm – giấy tấm sử dụng sóng C chịu lực phân tán bề mặt tốt nhưng không bằng sóng A. Kết cấu sóng phổ biến nhất là sóng C được sử dụng để thay thế nhiều sóng A. Hình dạng của Sóng C được giảm 15% so với sóng A.
  • Sóng E: Độ cao sóng giấy 1.5 mm – thường được sử dụng cho thùng carton đựng các vật nhẹ. Sóng E, có chiều dày mỏng, thường sử dụng đóng gói cho bao bì tiêu dùng như bánh kẹo, mứt, trà, cafe…. Sự kết hợp phổ biến nhất của lớp sóng cho tấm bìa carton là dạng tấm sóng đôi B – C hoặc B – E.
giấy sóng - giấy tổ ong aa
giấy sóng – giấy tổ ong aa

Cách để phân biệt thùng carton: 2 lớp, 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp hoặc 9 lớp

Dựa vào số lớp giấy, có thể phân loại các thùng carton thành:

  • Thùng carton 2 lớp: Hay còn gọi là sóng đơn, là một lớp giấy phẳng được dán với một lớp giấy được định hình thành sóng. Loại tấm carton chỉ sử dụng bọc hoặc đệm chèn tất cả các sản phẩm nội thất. Lớp sóng đơn mặt này không được sử dụng để sản xuất thùng carton.
  • Thùng carton 3 lớp: Tấm sóng đơn được làm từ hai lớp mặt giấy và một lớp sóng định hình ở giữa còn gọi là carton ba lớp. Hơn 90% trong tổng số thùng carton đã được sản xuất thuộc loại này. Được sản xuất để sử dụng cho những loại hàng hóa có khối lượng và trọng lượng tương đối nhỏ, gọn.
  • Thùng carton 5 lớp: Tấm sóng đôi được làm từ hai lớp mặt giấy và hai lớp sóng định hình và một lớp giấy ở giữa tổng cộng là 5 lớp còn gọi là thùng carton 5 lớp. Loại tấm carton này dùng đóng gói hàng hóa, nội thất, máy móc có khối lượng lớn, cần vận chuyển đường dài như xuất khẩu.
  • Thùng carton 7 lớp: Tấm sóng 7 lớp được làm từ ba lớp sóng định hình và 4 lớp giấy phẳng. Tấm sóng 7 lớp được sử dụng sản xuất thùng carton khổ lớn, chuyên vận chuyển hàng hóa đặc biệt nặng. Được sử dụng chủ yếu cho các ngành hàng xuất khẩu như gốm, sứ, gỗ, thiết bị điện tử, máy móc… có khối lượng cao.

Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà sử dụng loại sóng carton thích hợp để làm thùng giấy, hộp giấy chứa đựng sản phẩm.

Giấy tổ ong AA
Giấy tổ ong AA

Những tiêu chí đánh giá độ bền thùng carton

Độ chịu bục

Độ chịu bục của bao bì carton là sức ép tối đa mà loại giấy làm thùng carton có thể chịu được khi chịu lực tác động theo phương thẳng vuông góc với mặt phẳng ngang của tờ giấy. Theo đó, mỗi định lượng giấy carton khác nhau sẽ cho kết quả về mức độ chịu bục khác nhau.

Độ bền đâm thủng

Độ bền đâm thủng là phương pháp xác định độ bền của vật liệu khi chịu một áp lực tập trung khi bị đâm thủng, nhằm dự đoán tính chất chịu lực của giấy làm thùng carton. Theo các nghiên cứu, độ bền đâm thủng của thùng carton chịu tác động của các yếu tố như độ dài xơ sợi, độ bền xơ sợi cũng như sự liên kết giữa các xơ sợi.

Độ bền kéo

Độ bền kéo là phương pháp xác định độ chịu lực kéo của vật liệu đến khi bị đứt, rách. Độ bền kéo có liên quan đến mức độ liên kết của cấu trúc sợi của giấy làm thùng carton, xác định khả năng chịu lực kéo của giấy làm thùng carton trong quá trình sản xuất.

Độ chịu nén phẳng

Độ chịu nén phẳng của thùng carton là phương pháp xác định khả năng chịu lực tác dụng vuông góc với mặt phẳng tấm carton. Việc xác định độ chịu nén phẳng của tấm carton nhằm xác định áp lực theo trục Z mà tấm sóng tấm carton lượn sóng chịu được trước khi bị nén xẹp, liên quan đến khả năng chất xếp của thùng carton.

Độ chịu nén biên

Độ chịu nén biên là phương pháp xác định áp lực tác dụng theo chiều song song hướng sóng mà lớp sóng tấm carton chịu được trước khi bị hỏng, rách do áp lực, liên quan đến khả năng chịu tải của thùng carton.

Độ bền khi rơi

Phương pháp kiểm tra độ bền khi rơi xác định độ bền của thùng carton khi bị rơi từ một độ cao nhất định trong quá trình vận chuyển hay phân phối.

Độ bền xếp

Độ bền xếp là khả năng mà giấy làm thùng carton chịu được khi bị xếp lại dưới một tải trọng nào đó. Độ bền xếp khác nhau ở những vị trí khác nhau của tờ giấy. Ngoài ra, độ bền xếp còn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường như: nắng nóng, độ ẩm.

sóng giấy trong sản xuất thùng carton

Phương pháp đánh giá độ bền của thùng carton

Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp xác định độ bền của thùng carton. Tuy nhiên, phương pháp xác định độ bền thường được ứng dụng nhiều nhất là phương pháp đánh giá độ bền theo tiêu chuẩn Elmendorf. Phương pháp này đa phần được sử dụng trong phòng thí nghiệm.

Theo đó, có hai cách xác định độ bền đó là độ bền dọc và độ bền ngang.

Để kiểm tra độ bền của giấy làm thùng carton, người ta thường chuẩn bị một số thiết bị như: Máy đo độ bền, các vật có khối lượng chuẩn và các con lắc thay thế và dụng cụ chuẩn bị mẫu.

Trong đó, mẫu thử được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 3649:2000 và các mẫu thử được điều hòa theo tiêu chuẩn TCVN 6725:2000.

Công thức xác định độ bền: X= F / g

Trong đó:

  • X là chỉ số độ bền, tính bằng miliniutơn mét vuông trên gam (mN.m2/g)
  • F là độ bền, tính bằng miliniuton (mN)
  • G là định lượng, tính bằng gam trên mét vuông (g/m2) được xác định theo TCVN 1270 (ISO 536).

Việc xác định độ bền của giấy làm thùng carton trong các môi trường khác nhau cũng cho kết quả khác nhau. Do đó, trong báo cáo thử nghiệm cần nêu rõ thời gian, địa điểm thực hiện cùng những yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm.

Liên hệ xưởng sản xuất giấy tổ ong aa:

☎️ Hotline: 0933 523 533 – 0963 458 058
📧 Email: aapackaging.vn@gmail.com
🌍 website: https://aapackaging.vn/
🏠 Địa chỉ: 7/21 đường 385, phường Tăng Nhơn Phú A,
Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *